Skip to main content

Xây dựng bot

Phân tích và thiết kế

Trước khi bắt tay vào xây dựng Chatbot, bạn nên xác định được nhu cầu của doanh nghiệp, nhiệm vụ chính mà bạn muốn Chatbot đảm nhiệm là gì, nhóm đối tượng mà bạn muốn hướng tới cũng như các kênh tương tác sẽ gắn chatbot lên hỗ trợ khách hàng. Việc phân tích và thiết kế từng nhiệm vụ cũng như mục đích rõ ràng sẽ giúp chatbot của bạn nắm được đầy đủ kiến thức cần có, đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng cũng như hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Sau khi đánh giá và phân tích thói quen tương tác của người dùng với các sản phẩm của doanh nghiệp bạn, bạn cần xác định các kịch bản chính mà người dùng cuối quan tâm tới.

Ví dụ : Trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện tử, khách hàng có thể quan tâm tới các vấn đề như sản phẩm, chương trình khuyến mãi, chính sách bảo hành… Với mỗi kịch bản lớn, người dùng có những mối quan tâm với nhiều câu hỏi khác nhau. Người thiết kế bot chia nhỏ kịch bản thành từng thành phần khác nhau. Chuẩn bị câu mẫu liên quan để làm dữ liệu cho Bot.

Ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện tử nói trên, kịch bản về các dòng điện thoại có thể quan tâm tới các hãng khác nhau, chức năng, giá cả từng loại. Để thiết kế 1 kịch bản logic nhất, bạn nên mô tả các kịch bản nhỏ, phân chia chúng thành các luồng hội thoại dạng sơ đồ cây.

Triển khai xây dựng Bot

Ví dụ: xây dựng kịch bản về hỏi giá điện thoại. Mục tiêu khi khách hàng hỏi về giá của từng dòng điện thoại, Chatbot sẽ trả về giá của dòng điện thoại tương ứng, nếu khách hàng không nhắc tới dòng điện thoại cụ thể nào thì Chatbot sẽ hỏi lại và trả về câu trả lời tương ứng.

Bước 1 - Tạo ý định (Intent) Sau khi phân tích và xác định được ý định của người dùng là “Hỏi giá điện thoại", tạo một Ý định và đặt tên, có thể thêm mô tả cho ý định.

Bước 2 - Bổ sung các câu mẫu - Samples

Với ý định hỏi giá, mỗi khách hàng của bạn có thể đưa ra những cách hỏi khác nhau: Tôi muốn biết giá của chiếc điện thoại X này Điện thoại Y giá bao nhiêu? Cho mình hỏi giá bán của máy Z nhé … Việc bổ sung những câu hỏi mà bạn nghĩ rằng khách hàng có thể dùng cho cùng một ý định sẽ giúp Chatbot của bạn linh hoạt, thông minh hơn trong việc nhận diện các kịch bản.

Bước 3 - xác định các Entities và gán nhãn cho chúng

Với bài toán như trên, tên các dòng điện thoại chính là từ khóa quan trọng mà Chatbot cần phát hiện. Hãy tạo Entity và đặt tên, mô tả về entity mới tạo.

Thêm các giá trị cho Entity vừa tạo, mỗi giá trị sẽ có nhiều cách viết khác nhau, bạn nên liệt kê càng nhiều cách gọi khác thường gặp của một giá trị để làm phong phú thêm dữ liệu.

Bước 4 - Gán nhãn Entity

Mục đích của việc gán nhãn giúp cho bot của bạn hiểu được những từ khóa quan trọng xuất hiện trong câu mẫu như thế nào. Dùng chuột bôi đen vào từ/ cụm từ muốn gán và chọn Entity tương ứng.

Hướng dẫn chi tiết về cách tạo Chatbot trên nền tảng VinBase.ai, huấn luyện Chatbot, quản lý Chatbot mời bạn cùng theo dõi tại các mục dưới nhé.

Theo dõi và cập nhật Chatbot

Cập nhật: Chatbot có thể hỗ trợ cho UX của bạn trả lời tự động hàng trăm nghìn người dùng trong cùng một thời điểm. Mỗi người dùng lại có cách dùng từ và ngữ cảnh khác nhau cho cùng một Ý định . Việc cập nhật, chỉnh sửa và thêm câu mẫu thường xuyên sẽ giúp Chatbot của bạn càng thấu hiểu khách hàng hơn đấy.

Hỗ trợ khách hàng: Chatbot rất thông minh và có thể hỗ trợ cho khách hàng của bạn nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn con người được. Với tính năng Hỗ trợ trực tuyến, tư vấn viên của bạn có thể trực tiếp hỗ trợ khách hàng hoặc đáp ứng nhanh trong trường hợp người dùng cuối yêu cầu được gặp nhân viên trực tiếp khi Chatbot chưa thể thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng đưa ra.